Theo như chia sẻ của một nhân viên của công ty dịch vụ bảo vệ uy tín cho biết: ” Nghề vệ sĩ thật căng thẳng, buồn chán !”
Tuy khó khăn như thế, nhưng nghề vệ sĩ khá “hút hàng” trong vài năm gần đây. Càng ngày, càng có thêm nhiều cong ty dich vu bao ve ra đời. Theo đó, đông đảo lao động, nhất là giới trẻ, nô nức tham gia. Hầu như các công ty dịch vụ bảo vệ đều có quy trình tuyển dụng người na ná nhau. Trẻ, khỏe, thể hình tốt – đó là điều kiện cần để “đóng” tên mình vào những lớp chiêu sinh vệ sĩ. Qua vòng sơ tuyển, các ứng viên sẽ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp theo một giáo trình riêng. Thế vẫn chưa ổn đâu. Xong khóa đào tạo, các học viên này sẽ được phân công về các nhà máy, công trường, công ty, xí nghiệp, cao ốc… để thực nghiệm. Qua kỳ sát hạch, trở thành nhân viên chính thức của công ty, lúc ấy, mới được gọi là vệ sĩ – tức là một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.
1. Khởi nguồn của nghề bảo vệ chuyên nghiệp
Lúc trước, thường các cơ quan doanh nghiệp đều chỉ sử dụng “bảo vệ vườn” – tức là lực lượng bảo vệ của chính nội bộ cơ quan, tổ chức ấy. Dần dần, khi nghề vệ sĩ bắt đầu hình thành và bắt nhịp với đời sống hiện đại, lớp bảo vệ “cây nhà lá vườn” mới ngày một ít dần đi. Thay vào đó là xu hướng sử dụng những vệ sĩ chuyên nghiệp của các công ty cung ứng.
Nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp ở Việt Nam khá mới mẻ. Hiện nay bình quân thu nhập mỗi vệ sĩ chỉ ở ngưỡng 1.000.000 – 3.000.000 đồng/tháng. Mức thu nhập này chưa hẳn đã cao so với các ngành nghề khác, nhưng khá đông thanh niên tìm việc vẫn hăng hái lao vào. Mỗi người theo đuổi nghề này đều có một lý do riêng nhưng chung quy theo họ đây là một nghề “có sức hấp dẫn đặc biệt”.
2. Khó khăn chung của nghề bảo vệ
Nghề kinh doanh dich vu bao ve là một nghề đặc biệt. Công an là đơn vị cấp phép và quản lý. Tuy nhiên, việc quản lý chủ yếu cũng chỉ quanh quẩn về mặt hình thức, hành chính. Chính trong những cuộc họp với doanh nghiệp, cấp quản lý vẫn thừa nhận đây đó việc quản lý còn có chỗ lỏng lẻo sơ sài.
Về đào tạo, trước đây, đa số doanh nghiệp ký kết hợp đồng với các trung tâm, đơn vị chuyên môn – các trường đại học, trung học cảnh sát, an ninh, cảnh sát PCCC, hội chữ thập đỏ… Nhưng thực tế hiện nay, phần lớn quá trình đào tạo đều do các công ty, doanh nghiệp tự đảm nhận. Các doanh nghiệp vừa là tổ chức đào tạo vừa là nhà cung cấp dịch vụ, xét một mặt nào đó thuận lợi cho người lao động.
Chất lượng vệ sĩ còn mơ hồ ở chỗ nhiều doanh nghiệp do chạy theo lợi nhuận đã tiết kiệm hóa, đơn giản hóa quá trình đào tạo. Từ đó nhiều “sản phẩm” xuất xưởng không đạt yêu cầu về mặt nghề nghiệp. Lương thấp, không được đào tạo bài bản, quản lý nghiêm ngặt, không ít nhân viên bảo vệ an ninh đã làm những chuyện khó có thể chấp nhận: thông đồng ăn cắp tài sản của khách hàng, hành hung,, bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm đồng loại, cư xử theo lối giang hồ làm mất trật tự trị an nơi được phân công công tác…
3. Bối cảnh phát triển của nghề dịch vụ bảo vệ
Trong bối cảnh nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ đang bộc phát (chưa chắc đã được kiểm soát chặt chẽ!) như hiện nay, trong khi chưa có một quy định nào khả dĩ hướng dẫn cặn kẽ cho các doanh nghiệp hoạt động (ngoài Nghị định 14, 47 của Chính phủ và Thông tư 07 của Bộ Công an), chưa có những chế tài thật nghiêm minh để xử lý những trường hợp vi phạm… cộng với ảo tưởng về một thứ quyền lực mơ hồ có được do tác phong “oai vệ” và công việc đặc biệt của mình tạo ra, một bộ phận vệ sĩ đã hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp như thế. Bên cạch đó, thực tế đã có việc một số doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động được và tự tiện chuyển giao tư cách pháp nhân cho người khác, cũng như khâu tuyển chọn và quản lý nhân viên của nhiều công ty chưa thật chu đáo, kỹ càng. Giả dụ, nếu có những đối tượng xấu trà trộn, lợi dụng hoạt động làm ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự thì sao? Rõ ràng, nếu không kiểm soát được đây sẽ là một lực lượng bảo kê, vô tình có được sự tiếp tay của Nhà nước. Điều đó thật nguy hiểm khôn lường.
4. Nghề vệ sĩ ra đời với mục đích
Nguyên thủy, nghề vệ sĩ ra đời không chỉ nhằm mục đích kinh doanh. Và dù khá mới mẻ nhưng từ lúc xuất hiện đến nay, nghề vệ sĩ đã góp phần không nhỏ trong phong trào bảo vệ anh ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác…
Ai đó đã nói rằng người vệ sĩ hiện đại cần phải biết cách quên để nhớ nhiều thứ. Nhưng có một thứ họ không thể quên đó là đạo đức và lối hành xử có văn hóa, ít nhất cũng là tối thiểu của một người bình thường. Trong nhiều giáo trình huấn luyện của các công ty vệ sĩ đều có nhắc: “Bạo lực, võ thuật chỉ là phương tiện tự vệ cuối cùng”. Bài học thật hay, nhưng không hiểu đặt trong tình trạng nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn tranh tối, tranh sáng như hiện nay, liệu nó có hiện diện được suốt mỗi thời khắc trong đời người vệ sĩ?
Nguồn Internet