Khi nhắc đến nghề bảo vệ chuyên nghiệp, ai cũng hiểu được đây là nghề đòi hỏi sự linh hoạt, kinh nghiệm sống để giải quyết các tình huống thật nhanh chóng. Khi đã xác định chọn nghề bảo vệ là xác định đối mặt với hiểm nguy. Điều này đã được lắng nghe những câu chuyện vui buồn, những góc khuất của những người làm nghề bảo vệ. Cùng tìm hiểu những góc khuất ấy nhé!
1. Bảo vệ chuyên nghiệp như những trinh sát thầm lặng
Trò chuyện với PV, anh Đặng Văn Tuấn (SN 1974, quê Thanh Hóa) cho biết, anh theo nghề bảo vệ đến nay được 3 năm. Hiện tại, anh đang làm bảo vệ cho một tòa nhà trên đường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Anh Tuấn kể: “Vì có hai người con đang đi học đại học ở Hà Nội, nên tôi đã khăn gói cùng con ra để đi làm lấy tiền trang trải cho cuộc sống của ba bố con. Ra tới Hà Nội, tôi được một người bạn giới thiệu làm bảo vệ tại tòa nhà.
Một ngày làm việc của tôi kéo dài 18 tiếng, mỗi tiếng chúng tôi được trả công 13 nghìn đồng, làm một ngày nghỉ một ngày còn nếu không có người thay thì phải làm tăng ca, tăng giờ. Tôi làm nhiệm vụ bảo vệ ở ngoài tòa nhà, được phân công quan sát xe ra vào, người ra vào của tòa nhà và sắp xếp chỗ đỗ xe ô tô”.
Theo lời anh Tuấn, công việc của anh đòi hỏi phải nhanh tay, nhanh mắt và cũng cần phải tế nhị nếu không sẽ dẫn đến những xích mích không hay. Thậm chí, những người khó tính còn quay ra mắng chửi. “Lý do bị chửi thì nhiều lắm, họ để xe không đúng chỗ mình nhắc nhở là bị chửi. Khách ngồi trên ô tô nói chuyện điện thoại khiến giao thông cản trở, khi bảo vệ ra yêu cầu đỗ xe nơi khác cũng bị chửi.
Hoặc có những hôm, khách hàng, người dân quanh tòa nhà xảy ra cãi nhau, đánh lộn gây rối trật tự an ninh. Bảo vệ chúng tôi có mặt can thiệp thì họ nói rất khó nghe. Tôi cũng bực mình lắm nhưng đã là nghề, nó ngấm vào máu rồi không thể làm ngơ được”, anh Tuấn chia sẻ.
Gắn bó với công việc bảo vệ tính đến nay đã được 10 năm, anh Hoàng Văn Tâm (SN 1973, quê Yên Bái) hiện đang làm bảo vệ cho một trung tâm thương mại tại Hà Nội chia sẻ: “Tôi xa gia đình, xa vợ con xuống Hà Nội làm việc với một mong muốn duy nhất là kiếm được chút tiền cho vợ con ở quê bớt khổ. Vì tuổi thơ khó khăn, vất vả, tôi không được học hết THPT nên lựa chọn làm nghề bảo vệ. Ban đầu, tôi nghĩ công việc này có gì đâu, dễ làm. Thế nhưng, 10 năm trong nghề tôi mới thấy công việc của tôi chẳng khác gì công việc của những người chiến sĩ trinh sát là mấy”.
2. Tính cẩn thận đặt lên hàng đầu
Nói về công việc của mình, anh Tâm bộc bạch: “Chúng tôi phải thường xuyên tỉnh táo canh gác, đêm hôm không được phép chợp mắt, nếu xảy ra sơ suất, mất đồ thì trách nhiệm của người bảo vệ chuyên nghiệp vô cùng nặng nề. Còn nhớ, năm đầu tiên tôi mới vào làm, lúc đó vào buổi đêm muộn tôi mệt quá, không may ngủ gật, nhân cơ hội đó trộm lẻn vào lấy mất một chiếc xe máy, thế là hôm sau tôi phải làm giải trình, chịu phạt lương mấy tháng trời để bù vào chiếc xe máy đó. Thế là đợt đó, tôi trường kỳ mì tôm và chẳng có đồng nào gửi về cho vợ con cả”.
Nhiều năm làm trong nghề, anh Tâm giờ đã tinh tường hơn những pha phát hiện bọn trộm cắp chuyên nghiệp. Anh đã từng lần theo bọn trộm cắp trong trung tâm thương mại, vật lộn, thậm chí đánh nhau với kẻ trộm ở ngoài đường để thu hồi tài sản là chuyện thường xuyên. Anh Tâm bảo, anh không nhớ hết những vụ việc mình đã tham gia, đã bàn giao bao nhiêu tên trộm cho công an xử lý. Với anh, đó là nhiệm vụ phải được đặt lên hàng đầu, không thể buông lỏng một giây, một phút.
“Sự cố mất xe máy đó khiến tôi chán nản, đã bao lần nghĩ sẽ nghỉ việc, nhưng tôi nghĩ chỉ vì điều đó mà mình nghỉ thì… hơi hèn. Tôi rút kinh nghiệm và cố làm tốt hơn. Cứ khi làm đêm là tôi chuẩn bị sẵn ấm chè nóng, vài cái kẹo lạc nhâm nhi… Thế mà đến nay tôi đã theo nghề được 10 năm rồi”, anh Tâm bộc bạch.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc hiểu hơn về nghề bao ve chuyen nghiep và có cái nhìn tích cực hơn.
Nguồn Internet