Hiện nay tệ nạn xã hội đang diễn ra ngày càng phức tạp, bọn tội phạm ngày càng manh động, hết sức nguy hiểm. Dưới bối cảnh ấy, cuộc sống của người dân ít nhiều bị đe dọa về tài sản lẫn tính mạng. Nắm bắt được nhu cầu của xã hội, nên các công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã và đang hình thành, phát triển một cách mạnh mẽ, tuy nhiên cũng không ít công ty gặp khó khăn trong việc kinh doanh. Vậy những khó khăn mà công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp thường vướng phải là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Hạn chế trong việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Đối với nghề bảo vệ thì công việc thường xuyên phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm và là môi trường hay phát sinh tội phạm. Tuy nhiên hình ảnh người bảo vệ thực hiện nhiệm vụ bằng “tay không” thì không còn xa lạ. Do vậy nghề bảo vệ rất có thể sẽ gặp nguy hiểm do bị tấn công. Còn nếu trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ (gậy gỗ, dùi cui,..) thì theo quy định của Nhà nước thì họ đã vi phạm pháp luật. Đó là một trong những khó khăn mà hầu như công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp nào cũng đều mắc phải. Đôi khi quyền hạn của người bảo vệ còn hạn chế hơn cả dân phòng
2. Nghề bảo vệ chưa được công nhận là nghề chính thức.
Một điều hết sức thiệt thòi cho người làm nghề bảo vệ đó chính là khi đang thực thực hiện nhiệm vụ mà xảy ra rui ro, thương tích thì tỷ lệ để nhà nước công nhận thiệt hại là rất thấp, người bảo vệ chỉ còn trông cậy vào doanh nghiệp mà mình đang công tác. Do vậy bảo vệ chuyên nghiệp không nhận nhiều quyền lợi từ hoạt động mà họ tham gia.
Ngoài ra có những cơ sở cung cấp dịch vụ không được chuyên nghiệp nên số ít nhân viên bảo vệ tự phạm tội và bị bắt giữ, “một con sâu làm rầu nồi canh” làm ảnh hưởng đến uy tín của các công ty bảo vệ chuyên nghiệp. Nhân viên bảo vệ cũng gặp không ít rào cản trong công việc như không nhận được sự thiện cảm, cảm thông, bị coi là người ít học mới làm nghề bảo vệ,…
3. Chưa có quy định rõ ràng trong chương trình đào tạo.
Chính phủ có yêu cầu doanh nghiệp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ nhưng không cấm doanh nghiệp thu phí hay phải theo một quy trình đào tạo nào. Nên mỗi doanh nghiệp lại có cách đào tạo riêng nhưng vẫn có điểm chung: xét tuyển, thu phí, đào tạo, thử việc,… Nếu người lao động đủ chỉ tiêu thì sẽ ký HĐLĐ. Chính vì không có một quy định nào về nghề này được ban hành rõ ràng nên đã tạo lỗ hổng cho doanh nghiệp thu phí người lao động dưới cái mác “tiền lệ phí”
Phòng cảnh sát Bảo vệ và hỗ trợ tư pháp các địa phương (PC 13) chỉ đóng vai trò là cơ quan thẩm định và cấp phép cho doanh nghiệp đủ điều kiện để kinh doanh. Vì vậy mà việc thẩm định và cấp giấy phép chưa được đảm bảo chất lượng rõ ràng bởi nó không hề có một quy chuẩn thống nhất.
Chưa hết một số doanh nghiệp đào tạo theo kiểu có gì dạy đó nên chất lượng đào tạo sẽ có phần suy giảm. Khóa họa đào tạo nghiệp vụ bảo vệ chỉ có doanh nghiệp đào tạo công nhận mà không phải là xã hội công nhận.
Vì vậy mà các doanh nghiệp cần tạo dựng uy tín cùng hình ảnh thương hiệu công ty với khách hàng, có như vậy nghề bảo vệ mới được đánh giá cao. Việc cấp thiết nhất để định hình chỗ đứng của ngành bảo vệ trên thị trường là phải có những quy định đầy đủ được ban hành bởi chức năng có thẩm quyền cùng các nhà kinh doanh dịch vụ bảo vệ soạn thảo.