Thời nay có rất nhiều học sinh, sinh viên hay những người trẻ tuổi lên từ dưới quê chân ướt chân ráo lên TP.HCM để đi học hoặc lập nghiệp. Thuê nhà trọ, phòng trọ giá rẻ để sinh hoạt trong thời gian trên thành phố để học tập là mối quan tâm của rất nhiều sinh viên xa quê nhà. Tuy nhiên, để tìm thuê được nhà trọ, phòng trọ giá rẻ, đúng như ý muốn ở TP.HCM không phải là điều đơn giản.
1. Những trường hợp lừa đảo:
Đã có rất nhiều trường hợp sinh viên bị những chủ nhà trọ không có lương tâm lừa đảo. Họ phải trả một số tiền mặt trước để thuê nhà trọ để ở nhưng khi tới nơi lại không thể vô ở được ngay căn hộ hay phòng trọ mình đã thuê và thế là sinh viên bị mất một khoản tiền với vấn nạn này.
Trước đây thông tin về các thủ đoạn lừa đảo nhà trọ đã được phản ánh rất nhiều trên báo chí, tuy nhiên trong thời gian gần đây hoạt động này vẫn không có chiều hướng suy giảm mà ngày càng tinh vi trong thủ đoạn.
Có nhiều chủ nhà trọ trước khi thuê nói là sẽ bao tiền điện, nước đầy đủ, sạch sẽ thoáng mát nhưng khi đã trả tiền xong thì lật lộng với các sinh viên. Mặc dù rất bức xúc nhưng các sinh viên không thể làm gì được họ một phần vì lạ nước lạ cái và một phần cũng vì không có gia đình kế bên giúp họ ứng xử.
Khoảng thời gian gần đây, trên mạng xã hội sinh viên đang rầm rộ chia sẻ nhiều trường hợp bị phòng trọ lừa đảo tiền đặt cọc giữ chỗ khi đi tìm phòng trọ cho thuê, mặc dù có giấy đặt cọc trước hẳn hoi để cảnh báo các sinh viên khác cảnh giác về trường hợp này.
“H thấy tờ rao trên cột điện ghi là phòng trọ giá rẻ. Lúc đến xem phòng trọ có vài chỗ chưa ưng ý lắm nên H phân vân chưa đồng ý thuê. H mới nói chị trông phòng thuê trọ (chị L) để về nhà suy nghĩ rồi mai tới đặt cọc. Thì chị trông phòng trọ nói H là phải đặt cọc trước để giữ nhà, chứ phòng trọ chỗ chị giá rẻ mà cũng rất tốt, an ninh; nếu không đặt cọc là sẽ mất, mai đến không còn đâu. Vì phòng trọ giá tương đối rẻ so với mặt bằng chung, gần nơi học nên H bấm bụng đặt cọc trước 800 nghìn.” Trong giấy cọc có ghi “nếu sinh viên không tới ở, sẽ mất tiền cọc”.
Sau 1 tuần, H trở lại để ký hợp đồng thuê trọ rồi chuyển vào ở, thì bên phía cho thuê phòng trọ lấy nhiều lý do, nhằm cố ý “đuổi” – không cho H chuyển vào trọ. H cho biết nếu tự ý không vào ở trọ thì mất tiền cọc. Mà nếu đòi tiền cọc lại, sẽ bị mắng chửi rất thô tục và có nhiều thanh niên to con đứng hù dọa.
Ngoài ra vẫn còn rất nhiều thủ đoạn tinh vi của chủ nhà trọ mà rất nhiều sinh viên không ngờ tới. Nên cẩn thận với những chiêu trò đó, khi đi thuê phòng nên dẫn người lớn hoặc bạn bè giả làm anh hay chị để đi cùng tránh trường hợp bị các chủ nhà lừa gạt và không có chỗ để ở.
2. Kinh nghiệm tránh lừa đảo khi thuê nhà trọ:
– Kiểm tra nhà trọ, phòng trọ: nhà vệ sinh, cửa sổ, cửa ra vào, điện, nước, bãi giữ xe ở đâu,… kiểm tra xem mọi thứ có ổn và an toàn tuyệt đối với bản thân hay không?
– Trao đổi thông tin với bên cho thuê nhà trọ, phòng trọ:
. Chủ nhà trọ, phòng trọ là ai
. Giờ giấc ra vào
. Các trang thiết bị trong nhà hư thì bên thuê hay bên bán chịu trách nhiệm bỏ phí để sửa chữa?
. Hỏi về những phí cơ bản (tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền rác, tiền giữ xe, tiền đặt cọc),
. Ngoài những phí cơ bản còn có bất kỳ khoản phí nào khác nữa hay không?
. Có đồng hồ điện nước riêng hay không?
– Giấy đặt cọc giữ phòng phải ghi đầy đủ, chi tiết, rõ ràng các thông tin mức phí, giá cả để tới ngày ký hợp đồng làm bằng chứng. Trên giấy đặt cọc giữ chỗ phải có đầy đủ chữ ký của cả hai bên. Tiền đặt cọc chỉ đưa 50% giá bên nhà trọ đưa ra.
– Cuối cùng là ngày ký hợp đồng thuê trọ. Sinh viên phải đọc kỹ hợp đồng để xem hợp đồng có rõ ràng ngày tháng và các điều khoản hay không, đầy đủ thông tin chưa, có quy định bồi thường gì trong hợp đồng hay không? Tránh “tiền mất tật mang”.